Thuốc diệt, chống côn trùng, mối mọt hại gỗ

KANTIBORER 10 EC

I – Giới thiệu hoá chất

td

Tại sao con mọt lại thích ký sinh ở gỗ?

Xin hỏi tại sao con mọt lại thích ký sinh ở gỗ? Gỗ rất khô và cứng mọt ăn chất gì trong gỗ để sống? (Nguyễn Quang Thắng)

Mọt gỗ là côn trùng cánh cứng thuộc chi Euophryum  có thể đục phá gỗ khô, gỗ tươi. Vào đêm khuya thanh vắng có thể nghe thấy tiếng đục gỗ của mọt gây khó ngủ cho nhiều người. Hiện tượng mối mọt phổ biến nhất đối với đồ dùng gia đình là gỗ, tre, nứa.

Con trưởng thành dài từ 2,5 đến 5 mm. Có màu nâu đỏ cho đến đen. Có đầu vòi dài, thân hình trụ, chân ngắn. Ấu trùng có hình chữ C màu kem, nhăn nhúm và không có chân, có 11 đốt. Con cái đào lỗ và đẻ từng trứng một. Trứng có màu trứng, mềm, bóng và phẳng một đầu. Trứng nở trong vòng 16 ngày. Ấu trùng trú trong cây trong khoảng 6 tháng đến một năm.

Chúng bắt đầu lột xác ở gần bề mặt trong khoảng hai đến ba tuần. Con trưởng thành khoét thân cây để chui ra ngoài vào mùa hè và sống được khoảng 1 năm. Đầu tiên chúng đục lỗ chui vào rồi ẩn mình trong đó sinh sống và đẻ trứng, trứng nở thành sâu non, sâu non tiếp tục đào hang ăn gỗ cho đến khi trưởng thành.

Chúng tiêu hóa được gỗ do trong ruột của chúng cũng như trong ruột mối có cả một khu hệ vi sinh vật có khả năng phân hủy và chuyển hóa chất xơ (cellulose) và chất gỗ (lignin) thành các đường đơn dễ hấp thụ.

Có thể phòng tránh mọt gỗ bằng cách sơn hay đánh vecni thật kỹ bên ngoài mặt gỗ. Thời tiết nóng, ẩm là thời điểm lý tưởng để mối mọt “tung hoành” trong đồ dùng gia đình như các giá sách, tủ quần áo, bàn học, cánh cửa làm bằng gỗ, tre, nứa…

Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng – Nông Nghiệp

II – Công dụng ứng dụng hoá chất

–  Từ lúc cây được đốn và suốt thời gian các sản phẩm gỗ được sử dụng, gỗ có thể trở thành mục tiêu của nhiều loài côn trùng khiến không còn thích hợp để sử dụng hoặc bị huỷ hoại hoàn toàn. Kantiborer 10EC bảo vệ gỗ được sản xuất để phòng chống dài hạn các loại sâu mọt tấn công gỗ.
–  Kantiborer 10EC bảo vệ gỗ có thể dùng trong rừng, trong  xưởng cưa và dành cho các người xử lý chuyên nghiệp. Chứa hoạt chất Cypermethrin, có tính tồn lưu ổn định, lý tưởng để phòng chống ngắn hạn và dài hạn nhiều loại côn trùng.
–  Kantiborer 10EC phòng chống được các loại sâu mọt gỗ và mối phổ biến sau đây:

 Trên gỗ tươi:

–  Bọ vỏ cây: Xyleborus spp, Xyloterus spp, lps spp
–  Bọ Ambrosia hoặc mọt đục lỗ: Scolytus spp, Platypus spp  tấn công  các gỗ mền như: Cao su, Điều, gỗ Tạp, chúng đục lỗ vào mùa sinh sản từ T6 – T11 hàng năm.
–  Bọ vỏ cây và bọ Ambrosia có thể tấn công gỗ chỉ vài phút sau khi cây bị hạ. Bọ đục lỗ thường đào đường hầm thẳng trong gỗ. Bọ vỏ cây đẻ trứng vào trong hoặc dưới lớp vỏ trải qua hầu như suốt đời trong vỏ cây hoặc tầng sinh gỗ, làm bong vỏ nhưng ít khi vào đến lớp gỗ giác. Ngoài việc gây ra những tổn hại trực tiếp, các loài côn trùng ấy còn trở thành những tác nhân mang bào tử nấm mốc có thể làm ố màu hoặc mục gỗ.

 Trên gỗ khô và các sản phẩm furniture xuất khẩu:

–  Mọt Lyctus brunneus, Dinoderus minutus
–  Sâu mọt phổ biến trên bàn ghế Anobium punctatum
–  Bọ nhà sừng dài Hylotrupes bajulus
–  Mọt Xestobium rufovillosum
–  Mối gỗ khô Cryptotermes spp, Reticulitermes spp

Mọt chủ yếu ở lớp giác của phần gỗ mềm và gỗ cứng châu Âu. Bọ nhà sừng dài ở trong gỗ mềm trong khi mọt chỉ ở gỗ cứng. Mọt phá hoại gỗ cứng và tấn công lõi của cây sồi, cây dụ. Ngoài ra chúng còn tấn công các vật liệu khác như: Tre, Luồng, Mây, Bèo tây,…vv . Môi trường  ẩm ướt là điều kiện thiết yếu giúp chúng hình thành và phát triển nhanh.

 Cả hai loài mọt và bọ nhà sừng dài đều có thể gây nên thiệt hại nghiêm trọng cho gỗ vì nhiều ấu trùng tương đối lớn có thể đào đường hầm ngầm suốt nhiều năm trước khi ấu trùng hoá nhộng và thành trùng xuất hiện. Gỗ xây dựng bị bọ sừng dài gây hư hại nặng phải được dỡ bỏ, đốt và thay thể. Sự phá hoại của Mọt có thể không được phát hiện suốt nhiều năm vì thành trùng không phải lộ diện trong quá trình sinh sản.

 Mối đất nếu không được ngăn chặn trước sự xâm nhiễm bằng phương pháp xử lý đất như rào chắn, có thể gây thiệt hại rất nặng cho các cấu trúc bằng gỗ. Gỗ xây dựng được tẩm Kantiborer 10 EC, đặc biệt khi kết hợp với xử lý mối đất, sẽ ngăn chặn hữu hiệu mối phá hoại.

 Kantiborer 10EC  bảo vệ gỗ có thể được sử dụng bằng cách phết, phun, nhúng, bơm tiêm hoặc pha vào sơn lót phủ gỗ để phòng chống các côn trùng đã nêu trên và che chở chống lại sự xâm nhập của chúng trong tương lai.

Kantiborer  10EC bảo vệ gỗ có các thuận lợi sau đây:

–  Hiệu quả ở nồng độ rất thấp
–  Có thể pha loãng với dầu, xăng công nghiệp hoặc nước
–  Bám chặt vào gỗ
–  Sinh thoái hoá ngoài môi trường
–  Không làm ố màu gỗ
–  Có thể phết quét, nhúng trong bồn, phun, bơm tiêm và pha chung vào sơn lót phủ gỗ

Hướng dẫn sử dụng: Xin đọc kỹ các khuyến cáo trên nhãn trước khi sử dụng.

 III – Tỷ lệ ứng dụng:

 Gỗ mới đốn:

 Để phòng chống ngắn hạn gỗ mới đốn, hãy pha Kantiborer 10 EC với nước, dầu hoả hoặc dầu nhẹ thành hỗn hợp 1/300 xử lý toàn bộ bề mặt súc gỗ càng sớm càng tốt sau khi đốn hoặc sau khi bóc vỏ bằng bình phun áp lực đeo vai hoặc bằng bộ phận phun gắn vào máy tỉa cành hoặc máy bóc vỏ.

 Gỗ xẻ:

 Nếu chỉ cần bảo vệ ngắn hạn trong vài tuần, ví dụ cho khoảng thời gian từ lúc cưa xẻ gỗ đến lúc chuyên chở tới nơi chế biến, hãy nhúng vào dung dịch 1/300. Để bảo vệ trung và dài hạn, hãy nhúng hoặc phun

với dung dịch pha với nước hoặc dầu nhẹ. Phương pháp tối ưu để xử lý gỗ đã cưa xẻ là nhúng tẩm. Nếu phun, hãy phun cho ướt đẫm 250ml dung dịch/m2. Đặc biệt lưu ý xử lý các bề mặt cưa cắt. Nếu tẩm áp lực ứng dụng tỷ lệ: 1/7500

 Để xử lý gỗ tươi và gỗ khô:

–  Hãy khuấy kỹ khi pha thuốc với nước hoặc dầu, xăng công nghiệp
–  Hãy khuấy kỹ trước mỗi lần bắt đầu nhúng tẩm
–  Châm thêm dung dịch thuốc ở nồng độ ban đầu đến mức nước quy định trong bồn.
–  Rửa sạch bồn nhúng tẩm ít nhất mỗi 3 tháng một lần
–  Gỗ đã xử lý phải được kê xếp cách khoảng thích hợp để thông gió.
–  Không nên để gỗ đã xử lý ngoài mưa to suốt 2 ngày trở lên.
–  Gỗ chế biến xử lý và phòng chống:
–  Để phòng ngừa côn trùng tấn công gỗ, hãy sử dụng dung dịch 1/300 Kantiborer 10EC
–  Để xử lý bề mặt bằng cách phun hay phết, hãy dùng 150ml sản phẩm đã pha loãng đều cho cho mỗi mét vuông ( 150 ml/m2 )

Ghi chú: Nếu mọt, bọ sừng dài hoặc côn trùng khác phá hoại gỗ đã có sẵn trong gỗ thì tốt nhất là phun thuốc với nồng độ cao 1/200 sau đó trùm bạt qua đêm.

 IV – Để xử lý phòng ngừa hoặc chữa trị:

–  Thuốc phải được xử lý đều trên khắp bề mặt sạch.
–  Khi phun, sử dụng áp suất thấp (tối đa 3 bar) và hạt to.
–  Trước khi xử lý, hãy làm sạch bụi và bột do mọt ở các bề mặt cần xử lý.
–  Cạo sạch sáp, vết ố hoặc sơn trên bề mặt cần xử lý.
–  Thuốc có thể ảnh hưởng đến các bề mặt khác hoặc vải vóc, do đó tránh làm văng đổ thuốc, nếu không phải làm sạch ngay.
–  Đối với dụng cụ, hãy rửa bằng rượu cồn trắng hoặc nước.
–  Các phòng đã được xử lý phải thông gió tốt trước khi trở vào, thường sau 2 ngày do đã sử dụng.
–  Đừng áp dụng trên các diện tích bị đông lạnh
–  Kantiborer 10EC là hoá chất diệt côn trùng theo đường tiếp xúc và vị độc.

 V – Độc tính sản phẩm:

–  Có hại nếu hít và nuốt phải.
–  Dễ cháy, Kích ứng da, Nguy cơ gây tổn hại mắt (nếu thuốc văng vào mắt)
–  Để xa tầm với của trẻ em.
–  Độc cho cá và các thuỷ sinh vật khác. Đừng để thuốc hoặc vật chứa thuốc nhiễm vào ao, mương hoặc rãnh nước.

Thận trọng:

–  Hãy mặc quần áo bảo hộ lao động (nguyên bộ), mang găng tay và trang bị bảo vệ mắt (kính, mặt   nạ) khi tiếp xúc thuốc đậm đặc.
–  Tránh làm việc trong hơi sương thuốc.
–  Tránh để thuốc dính nhiều vào quần áo và hãy giặt thường xuyên. Trong trường hợp bị thuốc đổ vào, hãy thay ngay quần áo bị nhiễm nhiều thuốc và giặt trước khi mặc lại.
–  Rửa tay và phần da để hở trước bữa ăn và sau khi làm việc với thuốc.
–  Trường hợp thuốc bị dính vào da, hãy rửa kỹ ngay với xà bông và nhiều nước.
–  Trong khi sử dụng thuốc, không được ăn uống hoặc hút thuốc.
–  Không bao giờ giữ lại thuốc đã pha sẵn, khi cần mới pha.
–  Rửa kỹ chai lọ chứa thuốc và huỷ bỏ đúng theo các quy định an toàn của địa phương và quốc gia.
–  Trường hợp gặp nạn hoặc nếu cảm thấy khó chịu, nên đi khám bệnh ngay (đưa nhãn thuốc ra nếu có thể được)

VI – Hướng dẫn sơ cấp cứu:

–  Khi đi khám bệnh nếu có thể được, nên đưa nhãn thuốc cho y bác sĩ xem.
–  Đối với mắt: Rửa ngay với nhiều nước trong ít nhất 15 phút. Đưa đến bác sĩ nơi gần nhất
–  Nuốt phải thuốc: Không được gây nôn. Không cho ăn uống thứ gì. Súc sạch miệng bằng nước, Bảo đảm không khí thông thoáng. Đưa đến bác sĩ nơi gần nhất.
–  Da: Cởi bỏ toàn bộ quần áo bị nhiêm thuốc. Rửa sạch da bằng xà bông và nhiều nước. Đưa đến bác sĩ nơi gần nhất
–  Hít phải thuốc: Chuyển bệnh nhân ra chỗ thoáng gió và nới rộng quần áo. Đưa đến bác sĩ nơi gần nhất
–  Thuốc giải độc: Không có thuốc giải độc chuyên biệt, nên điều trị theo triệu chứng và nâng đỡ cơ thể.

 VII – Khuyến cáo về tồn trữ:

–  Giữ thuốc trong chai lọ dựng nguyên gốc, đậy chặt để chỗ mát, khô ráo, an toàn, thoáng gió, xa nguồn điện.
–  Khi tồn trữ ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 35oC,
– Thông tin này được trình bày trung thực và chính xác, dựa trên những ưu điểm của hoá chất. Tuy nhiên do tuỳ tình huống ứng dụng, người sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong khi sử dụng đối với sản phẩm.

VIII – Thông tin tư vấn:

CÔNG TY TNHH TNHH HÓA CHẤT HƯNG PHÁT THỊNH

Số 428 Điện Biên Phủ, P11, Quận 10, TP.HCM

Email: tuannguyen@hptchemicals.com

Liên hệ : Thanh Tuấn( Mr )   0908021258 –  0933024561