Quy trình chế biến gỗ cao su

Cây cao su ở độ tuổi trên 40 năm không còn cho mủ sẽ được thanh lý và cưa xẻ thành thanh, ván phục vụ cho ngành Công nghiệp chế biến gỗ.
Do tính chất của cây cao su, gỗ cao su có đặc điểm nhẹ nhưng rất cứng, nhiều vân đáp ứng được nhu cầu về trang trí, mỹ thuật cho sản phẩm.
Ngày nay gỗ cao su ngày càng được dùng rộng rãi và đáp ứng được những yêu cầu khắc khe của ngành gỗ công nghiệp chế biến.

Sau khi cưa xẻ, thanh gỗ được ngâm tẩm trong bồn tẩm áp lực có pha trộn các tỉ lệ thích ứng các loại hoá chất như sau:

-Multibor: có tác dụng chống, ngăn ngừa mối mọt và làm sang màu gỗ.
-F-Clean, Multi-green : nhằm chống mốc và làm sang màu gỗ.
-Sodium metabisulfite: tẩy trắng gỗ, đáp ứng nhu cầu trang trí đánh bóng.
-F-water: hóa chất làm sạch và khử mùi hôi dung dịch ngâm tẩm.

Bên cạnh đó, có thể dùng borax, boric kết hợp để chống, ngăn ngừa mối mọt. PcP chống mốc gỗ (pcp là hóa chất độc hại ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người, không nên sử dụng).

Sau khi ngâm tẩm với thời gian thích hợp, gỗ thanh sẽ được xếp vào lò sấy đến độ ẩm thích hợp 12%. Gỗ sau khi sấy đạt độ ẩm tiêu chuẩn trên sẽ được kiểm tra, đóng kiện theo tiêu chuẩn xuất khẩu

quy-trinh-che-bien-go-cao-su-1

quy-trinh-che-bien-go-cao-su-2

quy-trinh-che-bien-go-cao-su-3

quy-trinh-che-bien-go-cao-su-4

quy-trinh-che-bien-go-cao-su-5

quy-trinh-che-bien-go-cao-su-6

quy-trinh-che-bien-go-cao-su-7

quy-trinh-che-bien-go-cao-su-8

quy-trinh-che-bien-go-cao-su-9