Thực trạng ngành chế biến gỗ cao su Việt Nam?

Hiện tại ngành chế biến gỗ cao su Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề liên quan về sử dụng hóa chất bảo quản gỗ.

I – Hóa chất phòng chống mối mọt

Đối với vấn đề sử dụng hóa chất hiện nay tại các doanh nghiệp sơ chế gỗ cao su chủ yếu sử dụng hóa chất chống mối mọt và chống mốc.

Phương pháp nén áp lực để đưa dung dịch hóa chất xuyên tâm gỗ. sau khi sấy gỗ khô đạt độ ẩm trung bình 12 là chuẩn. để đánh giá tiêu chuẩn về chất lượng gỗ cao su sau khi tẩm sấy khô. Hiện tại chúng ta dựa theo hai quy chuẩn theo tiêu chuẩn của Malaysia và Nhật Bản. 

Tiêu chuẩn của Nhật Bản

Theo tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản, tiêu chuẩn K1 về ngâm tẩm của hỗn hợp boron dành cho gỗ trong nhà, để trên mặt đất và hoàn toàn khô ráo có quy định hàm lượng boric acid tồn tại trên gỗ sau khi sấy tối thiểu là 1.2 kg/m3 gỗ

Tiêu chuẩn của Malaysia

Theo tiêu chuẩn của ban lâm sản Malaysia, hàm lượng thuốc tồn tại trên gỗ tối thiểu là 0.2% lượng tương đương acid boric (b.a.e) và độ thẩm thấu tối thiểu 12mm tính từ bề mặt gỗ để đủ ngăn ngừa bọ cánh cứng.

Theo khảo sát của chúng tôi vào thời điểm hiện tại ngoài loài bọ cám, bọ cánh dán, bọ kim màu nâu, đã và đang phát sinh loài bọ cách cứng màu đen ( bọ ruồi đen ) tấn công ngành gỗ sơ chế và tinh chế. Loài bọ đen này tấn công từ cây gỗ gãy đổ trong lô, sau khi đưa về nhà máy chúng có thể trú ẩn trong các bìa củi hoặc các Pallet gỗ. Sau đó tấn công gỗ phôi thành phẩm và gỗ tinh chế bào 4 mặt

Phương pháp phòng tránh và xử lý

Để phòng chống bọ cánh cứng chúng tôi đề nghị nhà máy phun khử trùng kho bãi định kỳ : 1 tháng / lần. Kiểm tra vệ sinh hủy đốt nhưng gỗ vụn và bìa củi tránh xa khu vực chứa gỗ thành phẩm

Trường hợp đã bị nhiễm bọ cánh cứng  phun khử trùng toàn khu vực kho, loại bỏ thanh gỗ hoặc pallet đã bị tấn công. Phun dung dịch hóa chất trực tiếp lên kiện gỗ, sau đó trùm bạt hoặc quấn màng PE để cách ly.

Trường hợp gỗ để lâu ngày bị hồi ẩm và bị mọt tấn công  phun hóa chất khử trùng và đưa vào lò sấy hấp lại cho đạt độ ẩm

Chúng tôi xin lưu ý: Loài bọ đen mức độ sinh sản : 16-18 ngày/ lần sinh nở. Chúng có thể di chuyển trên không trung và tấn công tất cả các loại gỗ kể cả gỗ cao su đã qua xử lý hóa chất ngâm tẩm áp lực  Đề nghị nhà máy không bật điện trong kho chứa nếu ko cần thiết. Phun khử trùng và phủ bạt 

II – Hóa chất chống mốc

Vấn đề nguy hiểm nhất hiện nay đó là tình hình các doanh nghiệp sơ chế gỗ cao su sử dụng chống mốc NaPCP có chứa độc tố Pentachlorophenol (PCP). 

Hóa chất NaPCP là một chất độc gây ung thư máu, u hạch bạch huyết. Chính vì PCP rất độc nên Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân Sinh Hoa Kỳ (U.S. Department of Health and Human Services HHS) đã cấm không cho sử dụng hóa chất NaPCP trong việc bảo quản gỗ. 

Tại Việt Nam, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã ra Thông tư số 24/2010/TT BNNPTNT, ngày 08/4/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam; công văn số 0126/QLCL-CL2, ngày 26/01/2011 của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản về việc sử dụng chất PCP trong ngâm tẩm gỗ cao su.

Vấn đề gỗ cao su ngâm tẩm hóa chất độc hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con người : Con người pha chế, con người xếp kiện , con người chà nhám,… Ảnh hưởng gián tiếp trong quá trình sấy gỗ mùi bay lan tỏa khắp khu vực con người hít thở không khí 

Trên đây là những thực trạng trong quá trình sản xuất sơ chế cũng như tinh chế của ngành gỗ cao su tại Việt Nam. Quý doanh nghiệp xuất khẩu đi các thị trường EU, JAPAN, USA,…cũng cần lưu ý vấn đề hóa chất an cho sản phẩm xuất khẩu và con người lao động của nhà máy.

Xin chân thành cảm ơn quý vị đã tham khảo!

Mọi chi tiết tham khảo xin vui lòng liên hệ: 0937.23 61 61 – 0972.756.161